talawas chủ nhật

 
Thơ :: 27.05.2007


Trần Nguyễn AnhThơ


Tran Nguyen Anh
Trần Nguyễn Anh
Ảnh: Anh Tuấn

Một buổi chiều cuối thu năm 2004, khi tôi đang vội sắp xếp đám giấy tờ lộn xộn ở toà soạn eVăn để về sớm thì có khách đến chơi. Đó là một người lạ. Anh nói, đến không có việc gì, chỉ muốn thăm anh em eVăn... cho biết. Ngán ngẩm, tôi định bụng nói vài câu xã giao cho phải phép rồi tìm cách chuồn cho nhanh. Nhưng ý định ấy đã không thực hiện được. Vị khách lạ mặt đã làm tôi mất đứt cả buổi chiều. Khách là một người có tâm trạng bồn chồn, nhấp nhổm, tay chân luôn động đậy và miệng thì nói liên hồi kì trận. Câu chuyện kéo dài mà không có chủ đề gì, cũng không liên quan trực tiếp đến văn chương, nhưng linh tính mách bảo cho tôi biết, khách là một nhà văn. Và đúng vậy, như một nhà văn, khi được hỏi đang làm gì, anh ta trả lời: làm linh tinh. Nhưng dĩ nhiên nhà văn thì không thể chỉ làm linh tinh, bởi rốt cuộc anh ta cũng phải viết một cái gì đó, và khi đã viết, anh ta không thể cứ để bản thảo mãi trong ngăn kéo: anh ta có nhu cầu công bố tác phẩm. Cũng có thể anh ta đã có tác phẩm xuất bản và nhất định anh ta sẽ nói về nó. Vậy là tôi quyết định sẽ kiên nhẫn chờ, bởi trong mơ tôi cũng không dám tin rằng anh em eVăn có gì hấp dẫn đến mức khách phải đến xem... cho biết. Rốt cuộc, câu chuyện cũng được lái đến cách đích mà nó cần phải đến: Khách nói: "Tôi có một cái hay hay nhưng khó lắm, không biết các ông có giới thiệu được không?". Tôi hỏi: "Cái gì thế?". Khách nói: "Thơ, nhưng có lẽ không phải loại thơ như các ông nghĩ, tôi cũng không biết phải gọi nó là cái gì." Tôi phấn chấn: "Rất hấp dẫn. Vậy ông cứ đưa đây. Mà ông đã gửi đi đâu chưa?". Khách nghi hoặc: "Ông thấy hấp dẫn thật à?" Tôi biết bị lỡ lời, nhưng cũng đành nói xuôi: "Nghe ông nói... rất hấp dẫn, nhưng giá được đọc trực tiếp thì vẫn hơn". Khách có vẻ vẫn chưa tin: "Nhưng quan trọng là các ông có đăng được không, khó lắm, tôi đã đi mấy nhà xuất bản rồi, chẳng ai cấp phép cả". "Thơ ông có gì nhạy cảm không?", tôi hỏi. "Không, thơ thuần tuý thôi", khách nói, "họ không cấp phép vì họ bảo đọc không hiểu gì cả. Tôi sợ các ông cũng vậy thôi. Khó lắm". Khi nghe khách nói vậy, tôi lại bị rơi về trạng thái ngán ngẩm ban đầu. Có tác giả nào không than phiền về việc mình không được hiểu: không được hiểu đúng, không được hiểu đủ. "Tuỳ ông thôi, lúc nào thấy thoải mái, ông cứ cầm bản thảo qua đây hoặc gửi file điện tử là hay nhất", tôi nói, chẳng hi vọng gì, và cũng không nghĩ sẽ còn gặp lại khách. "Vậy cứ thế nhé!", tôi đứng dậy chìa tay cho khách, nhìn ra cửa sổ, trời đã sẩm tối và tôi cảm thấy rất sốt ruột. Nhưng khách vẫn chưa đứng dậy. Tôi không biết anh ta còn nấn ná điều gì. Nhìn anh ta có vẻ bối rối, ngượng ngập. Một hồi, anh ta ngập ngừng mở cặp lấy ra một cuốn sách mỏng: "Tôi có cuốn sách muốn tặng ông. Có nhiều chỗ tôi chưa ưng ý đâu, nhưng để tái bản tôi sẽ sửa lại. Ông cứ đọc tạm." Trời ạ!

Dĩ nhiên, tôi nhận cuốn sách: Mùa xuân nghiêng, tập kí của Trần Nguyễn Anh, Nxb. Văn học 2002. Trong thâm tâm tôi tin chắc rằng đó là một cuốn sách cực dở, như hầu hết những cuốn sách mà tôi được tặng trong những dịp như vậy. Và cũng giống như những cuốn sách khác, buổi tối tôi cũng lật qua - thì cũng muốn xem nó dở đến mức nào! Nhưng, trái với sự chờ đợi: cuốn sách không dở. Và còn một ưu điểm khác: cuốn sách không dày, chỉ hơn trăm trang khổ nhỏ nhưng đầy ắp sự kiện, hình ảnh văn học. Tôi đọc liền một mạch và khi đi ngủ, tôi nghĩ lại toàn bộ câu chuyện buổi chiều và mong gặp lại tác giả: nhà báo Trần Nguyễn Anh, cây phóng sự của báo Tiền phong, người đã đi hầu khắp các thành phố và vùng miền Việt Nam, từ cực bắc tới cực nam, từ đỉnh Phan-xi-păng tới đảo Trường Sa và lưu lại dấu ấn trong những bài kí được viết theo một phong cách chủ quan, tinh giản, chỉ tập trung chắt lọc các hình ảnh và lời nói thực sự đọng lại ấn tượng. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đọc lại cuốn sách này và vẫn thấy đó là một cuốn kí lạ.

Khoảng một tuần sau, Trần Nguyễn Anh trở lại toà soạn và đưa tôi bản thảo tập thơ in photocopy và một bản đĩa mềm. Tôi đọc, thấy thích, mặc dù phải thừa nhận rằng có nhiều chỗ không thể thâm nhập được. Gần như ngay lập tức, tôi quyết định đăng. Vấn đề là đăng thế nào và đăng vào thời điểm nào. Đấy vẫn là nỗi băn khoăn thường tình của những người làm báo văn nghệ trong nước. Thời gian đó eVăn đã bị "nhắc nhở" nhiều vì đăng một loạt tác giả "hình thức nhố nhăng" như Bùi Chát, Lý Đợi, Khúc Duy, Thanh Xuân, Phương Lan, Nguyễn Thuý Hằng... và đã có yêu cầu nên "hãm" bớt lại. Chính vì vậy chúng tôi phải đợi cho tình hình "nguội" bớt đi, đồng thời chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu để "biện hộ" cho tính hữu lí của tập thơ. Rốt cuộc, sau gần hai tháng, ngày 7.12.2005, tập thơ Mặc xanh áo em đã được lên trang. Riêng về mảng thơ, tôi rất đắc ý vì đã đăng được tập thơ này của Trần Nguyễn Anh và nhiều sáng tác của nhóm Mở Miệng và các giả trẻ Sài Gòn trong thời gian làm ở eVăn. Đáng tiếc là sau này, eVăn không giữ được kho dữ liệu cũ của mình và phần lớn những tác phẩm đã đăng đều biết mất. [1]

Trần Nguyễn Anh là người viết nhiều: tản văn, tiểu luận, phóng sự, kí, truyện,... nhưng như có lần anh tâm sự với tôi, niềm đam mê lớn nhất của anh vẫn là thơ. Gần đây anh đã tập hợp lại những sáng tác thơ của mình thành một tập, nếu in thành sách chắc không dưới 400 trang, kể cả phần thơ hình ảnh. [2] Đây là dịp tốt để tôi giới thiệu anh một lần nữa trên talawas chủ nhật.

Đinh Bá Anh

 

Trần Nguyễn Anh

Thơ

Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4


Phần 2

To

ở ngoài
ở ngoài
ở ngoài suối
ở ngoài

xa
xa
xa lớp
xa

2
3
4
5
6
7

trên
trên núi
trên
núi trên

vòng
vòng
vòng quanh
vòng

cạo
râu
cạo
râu

nứa
chuối
vầu
hoẵng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

thày
thày
thày
lầy

thuộc
buộc
luộc
nuộc

chau
sâu
sau
cạu

trâu
đầu
cúng
cheng

rào
xào
nào
cào

mười hai
mười hai
mười
mười hai

dạy
cạy
dạy
nạy

trường
bản
bản
huyện

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

thổi
thổi
nổi
chổi

núi
búi
cúi
chúi

không biết
không
không biết
tao không biết

sang năm nhé
sang năm
sang năm
sang năm

32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

hãy thương
hãy yêu
hãy đùm
và hãy

đi
đâu
đi
đâu

đứng
đó
đứng
đó

mọc
rễ
giáo án
móc dê dồi

nở hoa
nở con
nở trứng
đầu nở hoa

42
43
44
45
46
47
48
49

voi
dày
ngựa
xéo

đừng
hừng
đừng
đừng

dầu
gạo
muối
kem đánh răng


theo
dòng
suối

quàn
về
địa
phương

50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60

thứ bảy
thứ sáu
thứ bảy
tắm

pựt
pực
pựt
pực


ninh

ninh

1
2
3
4
5
12
16
17
20
23
26
30
32
35
37
40
41
43
44
45

giầy
nhầy
pin
pin

e hèm
hèm
èm
e hèm

pực
pực
pực


to
to
to
from

10
20
24
26

nhé
nhé



đạo đức nghề nghiệp
đạo đức nghề nghiệp
đạo đức
đạo đức

áo
báo số 1 (cũ)
cháo
bão số 7 (mới)

thu
lu
chu
chu

ai
tao
tao là ai
hừm

ô
ô
ầy
èm

lồng
chông
thông
sồng

chân trời
chân núi
chân bản
chân lý

2
4

bình
minh
vùng
cao

chào chào
chào chào
chào
chào

from
về
to
chưa

from
về
to
sang năm

5
10
15
20

to suối
to sấm
to sét
to muối ớt

from ế
from già
from ốm
from bố mẹ

lai
lai
lai
vì tương lai

mọc
lặn
mọc
bôi

sương
giường
cương
thường

nấm
măng
vắt
phơi

15
30
45
90
120

lương
khô

hộp


phê
đường
phố

from
về không
to
sẽ

xuồng
muồng
luồng
chuồng

ơn thầy
ơn
cám
ơn

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

quyết
định
quyết
định

ở lại nhé
ở lại nhé
ở lại
nhé

sao Bắc Đẩu
sao Bắc Đẩu
sao
ở lại nhé

1
2
3

zin
zin
zin
zin

bim
bim
bim
80 + 80 rầm

đầm
đẫm
thẫm
chẫm

tuuýt
tuuýt
tuuýt
12/sáng : gây mê mổ bắt vít

1
1
1
1

tuuýt
tuuýt
tuuýt
tuuýt

1
1
1
to


1
1
1
to

01/ 06


+ -


*

1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 6b 13 14
15 16 17 18 19 14b
 

*
 
12
11
9
8
7
4b
3
0
1
 
*

12
12
34
54
65
56
7
910
 
12g3
46
35
20 20 20
1001001
5005001500

*

0001
1010
2030
2345+
1111
3333
4000
4004
0005
7000
9898
999/9
2
0
0

6%


*

490
531
 
*

111111111(111)1111
99999999999999999~999999999999
000000000TL00000000000000000000
 

***

999999999999999999999999999
99999999999999999999999099999
999999999999999999999999999999
9999999999999999999999T999999999


***
 
0
0
0
0
0
00000000,00000000
000000000000000000000
0000000000000000000000000
000000000000000000000000000000
00000000000000000000000000000000u000000000
 

VII

1 + I
2 + II
3 - III
4 + IV
5 + V?
 


***

00000000!00000000000000000000000000000000V
 

**

0 + 0 + 0 + 00 + 0 + 00 + 0 + 0 = VBC#
 
*
 
V# x 5
8 : VIII
IX - 9
1234565321
 

*
 

1 người
10 %
10 người
10 %
100 người
10 %
1.000 người
10 %
10.000 người
10 %
 

***
 
0000+0000000000000+000000000000010 + 0
 
 
***
 
 
9-9-9-9>9-9-9-9-9-9-9-9-9-9-9-9-9-9-999,9
 

***
 
 
000000,0
0000000
0000000
0000<0
 
 

***

 
XXXXXXXXXXXXXXXX
 
0,9999 + XX,XXX
 
 

***
 
 
+
+
+
+
+ 1
 
- 1
 
 

***
 
 
I
II
V
V
VI
VII
VIII
 
________
 
- 0
 


***
 
 
5M : 5
 
0 (:) 6
 
 
***
 
 
0a0b0c
000
____________
1 2 3
 
 

***
 
 
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
:::::::::::::::::::::
 
... 006

Bố em là con chuột


Đề ra:
Hãy tả lại người mà em yêu quý nhất.

Bài làm:

Người mà em yêu quý nhất là bố em.

Bố em có bốn mắt.
Không bao giờ bố em bỏ kính ra nên cả nhà đều gọi bố em là bố Bil bốn mắt cô ạ.
Có lần bố em bị rơi kính thế là không bế được em em, nó tưởng ai mới vào nhà, khóc ầm, tè cả ra quần.

Bố em thường bảo với hàng xóm: "Tôi mà mất kính thì tự nhiên hoá thành mù." Mẹ bảo bố: "Nên đăng ký sinh hoạt ở hội, mới đúng."
Bố bảo: "Mình bốn mắt mà không bằng nó một mắt, kể cũng ức thật, nhưng lại được vẻ trí thức, đi ăn cơm bụi cũng tiện, đỡ xấu hổ, mỗi bữa không được quá mười nghìn mà một bát bún giả cầy toàn móng đã mười lăm nghìn. Chúng nó bất lương quá."
Em ghét người bán hàng ăn lắm cô ạ.

Hôm nào bà bán đậu phụ mắm tôm không đi bán hàng, bố cháu lại chiều về nhà mới ăn.
Mẹ bảo: "Hoan hô Bil bốn mắt."

Các chú thì gọi bố em là Mọt.
Vì bố em béo trắng, tròn tròn, hiền lành dễ thương.
Tối nào cũng đọc sách đấy.
Mẹ bảo bố và các chú cả đời không tập thể dục dễ bị bê đê.

Bố bảo: "Bố thích nhất gọi bố là con Mọt sách. Con gọi bố là Mọt thôi nhé."
Nhưng mà em thích gọi bố em là Chuột cơ.

Mỗi lần bố đi mua sách, bữa ấy thịt cá trong mâm giảm hẳn đi.
Mỗi ngày chi ra bao nhiêu, mẹ đều dứt khoát không cho thay đổi.
Mẹ bảo lúc nào nhà mình thêm miệng ăn thì mới thêm đồng hào.
Còn bằng không, đợi đấy.
Nhà em thì chẳng có khách bao giờ.
Nhà em chật quá nên họ hàng chỉ đứng ngoài ngõ hỏi thăm là chính cô ạ.
Hôm nào mời cô đến nhà em chơi ạ.

Mẹ em bảo cuộc đời bố em đầu voi đuôi chuột.
Bố em bảo: "Nom bố có giống con Chuột không."
Em bảo: "Bố giống Chuột hơn Mọt."
Bố bảo: "Mọt thì chỉ đục giá sách, bố còn phải đi đục miếng ăn cho thủ trưởng của bố nữa. Ngày nào bố cũng phải đi xa."

Hàng ngày, bố dắt cái xe đạp từ ngoài ngõ về.
Ngõ nhà em sâu và tối om om xung quanh có vài cái người bán đồng nát thuê ở cả tuần mới tắm mỗi một lần gọi nhau ầm ĩ.
Ngõ lấn chiếm thì thế thôi!

Bố về bố lại cười với em.
Và nói thật to: "Chuột Cống về đến hang rồi."

Xung quanh ai ai cũng cười.
Các cô bảo: "Mùa mưa năm nay xóm ta trụ được không nhỉ?"
Xung quanh nhà em toàn đống rác.
Sông đen, mùa mưa chuột chạy vào nhà.
Đêm chỉ mỗi mẹ em là ngủ được.
Cứ ngáy khò khò, thỉnh thoảng thở dài như sắp khóc thật là khó coi.

Chuột gặm gặm ngón chân cái của mẹ.
Đuổi, nó chạy, rồi nó lại mò đến.
Mẹ nói mơ, bảo: "Thôi để em ngủ, sáng sớm em chiều mình."

Cô ơi! Bố cô, chồng cô, có đáng yêu như bố em không?

Em rất yêu bố em.


Thơ gì


Thơ gì
Thơ phú
Phú gì
Phú hộ
Hộ gì
Hộ đê
Đê gì
Đê hèn
Hèn gì
Hèn hạ
Hạ gì
Hạ cám
Cám gì
Cám cảnh
Cảnh gì
Cảnh tỉnh
Tỉnh gì
Tỉnh khô
Khô gì
Khô họng
Họng gì
Họng súng
Súng gì
Súng lục
Lục gì
Lục bình
Bình gì
Bình thuỷ
Thuỷ gì
Thuỷ điện
Điện gì
Điện giật
Giật gì
Giật dây
Dây gì
Dây dưa
Dưa gì
Dưa cà
Cà gì
Cà lưng
Lưng gì
Lưng ong
Ong gì
Ong ong
Ong gì
Ong châm
Châm gì
Châm kim
Kim gì
Kim Trọng
Trọng gì
Trọng tài
Tài gì
Tài vặt
Vặt gì
Vặt lông
Lông gì
Lông khỉ
Khỉ gì
Khỉ ho
Ho gì
Ho Lào
Lào gì
Lào Cai
Cai gì
Cai thầu
Thầu gì
Thầu dầu
Dầu gì
Dầu ăn
Ăn gì
Ăn mảnh
Mảnh gì
Mảnh vải
Vải gì
Vải thiều
Thiều gì
Thiều quang
Quang gì
Quang quác
Quác gì
Quác miệng
Miệng gì
Miệng thúng
Thúng gì
Thúng cát
Cát gì
Cát đen
Đen gì
Đen thui
Thui gì
Thui chột
Chột gì
Chột dạ
Dạ gì
Dạ vâng
Vâng gì
Vâng dạ
Dạ gì
Dạ dạ
Dạ gì
Dạ vâng
Vâng gì
Vâng vâng
Vâng gì
Vâng dạ
Dạ gì
Dạ dày
Dày gì
Dày dép
Dép gì
Dép lê
Lê gì
Lê la
La gì
La hét
Hét gì
Hét vang
Vang gì
Vang xóm
Xóm gì
Xóm liều
Liều gì
Liều lĩnh
Lĩnh gì
Lĩnh nam
Nam gì
Nam giới
Giới gì
Giới chức
Chức gì
Chức vụ
Vụ gì
Vụ án
Án gì
Án mạng
Mạng gì
Mạng lưới
Lưới gì
Lưới cá
Cá gì
Cá độ
Độ gì
Độ hâm
Hâm gì
Hâm hấp
Hấp gì
Hấp cơm
Cơm gì
Cơm rang
Rang gì
Rang lạc
Lạc gì
Lạc đường
Đường gì
Đường đất
Đất gì
Đất đá
Đá gì
Đá bóng
Bóng gì
Bóng loáng
Loáng gì
Loáng thoáng
Thoáng gì
Thoáng qua
Qua gì
Qua đời
Đời gì
Đời sống
Sống gì
Sống sượng
Sượng gì
Sượng mặt
Mặt gì
Mặt đất
Đất gì
Đất công
Công gì
Công đoàn
Đoàn gì
Đoàn kiến
Kiến gì
Kiến đen
Đen gì
Đen bạc
Bạc gì
Bạc vàng
Vàng gì
Vàng vọt
Vọt gì
Vọt lên
Lên gì
Lên giời
Giời gì
Giời ơi
Ơi gì
Ơi hỡi
Hỡi gì
Hỡi em
Em gì
Em ấy
ấy gì
ấy nấy
Nấy gì
Nấy thôi
Thôi gì
Thôi nôi
Nôi gì
Nôi mây
Mây gì
Mây mưa
Mưa gì
Mưa rào
Rào gì
Rào cản
Cản gì
Cản quang
Quang gì
Quang vinh
Vinh gì
Vinh nhục
Nhục gì
Nhục dục
Dục gì
Dục tốc
Tốc gì
Tốc mái
Mái gì
Mái tóc
Tóc gì
Tóc sâu
Sâu gì
Sâu sắc
Sắc gì
Sắc thuốc
Thuốc gì
Thuốc liều
Liều gì
Liều một quả
Quả gì
Quả đất
Đất gì
Đất nung
Nung gì
Nung nấu
Nấu gì
Nấu cháo khoai
Khoai gì
Khoai sùng
Sùng gì
Sùng kính
Kính gì
Kính xe máy
Máy gì
Máy bơm
Bơm gì
Bơm ô xi
Xi gì
Xi đái
Đái gì
Đái đường
Đường gì
Đường mật
Mật gì
Mật gà
Gà gì
Gà mờ
Mờ gì
Mờ ảo
Ảo gì
Ảo não
Não gì
Não gì
Não viêm
Viêm gì
Viêm màng túi
Túi gì
Túi càn khôn
Khôn gì
Khôn người
Người gì
Người máy
Máy gì
Máy ép
Ép gì
Ép xăm
Xăm gì
Xăm trổ
Trổ gì
Trổ bông
Bông gì
Bông hồng
Hồng gì
Hồng hào
Hào gì
Hào sen
Sen gì
Sen hầm
Hầm gì
Hầm hố
Hố gì
Hố bom
Bom gì
Bom thư
Thư gì
Thư thả
Thả gì
Thả chó
Chó gì
Chó hoang
Hoang gì
Hoang dại
Dại gì
Dại cho mười vòng
Vòng vì
Vòng bi
Bi gì
Bi sắt
Sắt gì
Sắt son
Son gì
Son trẻ
Trẻ gì
Trẻ trai
Trai gì
Trai xào
Xào gì
Xào lại
Lại gì
Lại giống
Giống gì
Giống cây
Cây gì
Cây thông
Thông gì
Thông đồng
Đồng gì
Đồng tâm
Tâm gì
Tâm đen
Đen gì
Đen đen
Đen gì
Đen như quạ
Quạ gì
Quạ mổ
Mổ gì
Mổ dạ dày
Dày gì
Dày mặt
Mặt gì
Mặt mo
Mo gì
Mo cau
Cau gì
Cau có
Có gì
Có miếng
Miếng gì
Miếng gương
Gương gì
Gương lồi
Lồi gì
Lồi mắt
Mắt gì
Mắt mắt
Mắt gì
Mắt bão
Bão gì
Bão hoà
Hoà gì
Hoà vốn
Vốn gì
Vốn đã
Đã gì
Đã thèm
Thèm gì
Thèm lem
Lem gì
Lem nhem
Nhem gì
Nhem thèm
Thèm gì
Thèm muốn
Muốn gì
Muốn đi
Đi gì
Đi đứt
Đứt gì
Đứt đôi
Đôi gì
Đôi ta
Ta gì
Ta là
Là gì
Là một
Một gì
Một lũ
Lũ gì
Lũ xoáy
Xoáy gì
Xoáy gien
Gien gì
Gien ốc
Ốc gì
Ốc đảo
Đảo gì
Đảo ngang
Ngang gì
Ngang xương
Xương gì
Xương rồng
Rồng gì
Rồng cuộn
Cuộn gì
Cuộn chiếu
Chiếu gì
Chiếu phim
Phim gì
Phim Hàn Quốc
Quốc gì
Quốc hồn
Hồn gì
Hồn hậu
Hậu gì
Hậu đãi
Đãi gì
Đãi khách
Khách gì
Khách khí
Khí gì
Khí đốt
Đốt gì
Đốt xương
Xương gì
Xương hóc
Hóc gì
Hóc búa
Búa gì
Búa tạ
Tạ gì
Tạ lỗi
Lỗi gì
Lỗi lầm
Lầm gì
Lầm than
Than gì
Than vãn
Vãn gì
Vãn chợ
Chợ gì
Chợ đêm
Đêm gì
Đêm vắng
Vắng gì
Vắng teo
Teo gì
Teo dái
Dái gì
Dái dê
Dê gì
Dê già
Già gì
Già quá
Quá gì
Quá đáng
Đáng gì
Đáng đời
Đời gì
Đời ông
Ông gì
Ông người
Người gì
Người quen
Quen gì
Quen thói
Thói gì
Thói xấu
Xấu gì
Xấu mặt
Mặt gì
Mặt trơ
Trơ gì
Trơ tráo
Tráo gì
Tráo trở
Trở gì
Trở mình
Mình gì
Mình em
Em gì
Em ạ
Ạ gì
Ạ ơi
Ơi gì
Ơi hỡi
Hỡi gì
Hỡi mày
Mày gì
Mày dày
Dày gì
Dày xéo
Xéo gì
Xéo mau
Mau gì
Mau chóng
Chóng gì
Chóng chầy
Chầy gì
Chầy bửa
Bửa gì
Bửa củi
Củi gì
Củi khô
Khô gì
Khô cứng
Cứng gì
Cứng đầu
Đầu gì
Đầu đạn
Đạn gì
Đạn bỏ phong bì
Bì gì
Bì thịt
Thịt gì
Thịt nhau
Nhau gì
Nhau cả
Cả gì
Cả họ
Họ gì
Họ hàng
Hàng gì
Hàng Đào
Đào gì
Đào mỏ
Mỏ gì
Mỏ Cày
Cày gì
Cày đường nhựa
Nhựa gì
Nhựa sống
Sống gì
Sống nhăn
Nhăn gì
Nhăn trán
Trán gì
Trán bò liếm
Liếm gì
Liếm nốt
Nốt gì
Nốt nhạc
Nhạc gì
Nhạc mẫu
Mẫu gì
Mẫu đơn
Đơn gì
Đơn thuốc
Thuốc gì
Thuốc chuột
Chuột gì
Chuột cống
Cống gì
Cống Hồ
Hồ gì
Hồ gián
Gián gì
Gián chết
Chết gì
Chết oan
Oan gì
Oan Thị Mầu
Mầu gì
Mầu mè
Mè gì
Mè chép
Chép gì
Chép bài
Bài gì
Bài bạc
Bạc gì
Bạc ghê
Ghê gì
Ghê cơ
Cơ gì
Cơ sở
Sở gì
Sở đoản
Đoản gì
Đoản văn
Văn gì
Văn vẻ
Vẻ gì
Vẻ ta đây
Đây gì
Đây đó
Đó gì
Đó đăng
Đăng gì
Đăng truyện
Truyện gì
Truyện cười
Cười gì
Cười như xe ben đổ đá
Đá gì
Đá đỏ
Đỏ gì
Đỏ lưng
Lưng gì
Lưng chừng
Chừng gì
Chừng mực
Mực gì
Mực nước
Nước gì
Nước mắt
Mắt gì
Mắt lưới
Lưới gì
Lưới căng
Căng gì
Căng thẳng
Thẳng gì
Thẳng thì mất lòng
Lòng gì
Lòng vòng
Vòng gì
Vòng bi
Bi gì
Bi ký
Ký gì
Ký nợ
Nợ gì
Nợ văn chương
Chương gì
Chương cuối
Cuối gì
Cuối sông
Sông gì
Sông cả
Cả gì
Cả tin
Tin gì
Tin tưởng
Tưởng gì
Tưởng bở
Bở gì
Bở thì đào mãi
Mãi gì
Mãi lộ
Lộ gì
Lộ thiên
Thiên gì
Thiên kim
Kim gì
Kim đồng hồ
Hồ gì
Hồ gián
Gián gì
Gián tem
Tem gì
Tem bảo đảm
Đảm gì
Đảm lược
Lược gì
Lược sừng
Sừng gì
Sừng Sao La
La gì
La thành
Thành gì
Thành mẹ
Mẹ gì
Mẹ già
Già gì
Già đơ
Đơ gì
Đơ đỡ
Đỡ gì
Đỡ nhớ
Nhớ gì
Nhớ nhé
Nhé gì
Nhé anh
Anh gì
Anh nhà báo
Báo gì
Báo cáo
Cáo gì
Cáo chết quay đầu về núi
Núi gì
Núi non
Non gì
Non choẹt
Choẹt gì
Choẹt mắt
Mắt gì
Mắt thơ
Thơ gì
Thơ phú
Phú gì
Phú hộ
Hộ gì
Hộ đê
...


Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4

Trần Nguyễn Anh (các bút danh: Tam Lệ, Nguyên Anh) sinh năm 1971; từng theo học ở Đại học Vinh (Nghệ An), Phân viện Báo chí và Truyên truyền Hà Nội và Viện nghiên cứu Văn hoá Việt Nam. Hiện là nhà báo ở Hà Nội và Sài Gòn.

Tác phẩm Sống với núi lửa (tuyển tập bút kí, phóng sự, Nxb. Văn học 2005), Mặc xanh áo em (thơ, eVăn 2004 - tập thơ này hiện không còn được lưu ở kho dữ liệu của eVăn), Mùa xuân nghiêng (tập bút kí, phóng sự, Nxb. Văn học 2002) và nhiều bài viết và tác phẩm in rải rác trên các tờ báo văn học điện tử và báo giấy.

gui bai Gửi bài này cho bạn bè    in baiIn bài