talawas chủ nhật

 
Văn xuôi :: 20.01.2008
Nguyễn Đình ChínhOnlai... balô



Nguyễn Đình Chính
Nguyễn Đình Chính

Ảo giác 2007 là tên bộ sách tập hợp những sáng tác mới nhất của Nguyễn Đình Chính trong năm 2007 (gồm 1 vở kịch, 20 bài thơ và 1 tiểu thuyết), đang chờ xuất bản. talawas chủ nhật kì này xin được giới thiệu Onlai... balô, cuốn tiểu thuyết, tác phẩm chủ đạo trong bộ sách này.

talawas chủ nhật

Nguyễn Đình Chính

Onlai... balô

Nguyên do viết quyển tiểu thuyết này: Tôi thấy cần phải ép mình vào một cuộc chạy ma ra tông để tự đánh bóng lại tên tuổi nhà văn của mình.

Nguyễn Đình Chính


 



17.

Bàn Kì Páo cứ nhấp nha nhấp nhổm như giẫm phải than. Chẳng còn lạ gì tính nết của thằng bạn Thổn Mừ. Mặc kệ. Sau ngày đi săn về ta chỉ nằm khoèo hút tẩu. Ông cụ Giản chết rồi. Xác ông được mang về Hà Nội rồi được đót thành tro bỏ vào bình. Rồi cái bình ấy được mang lên máy bay chở sang một xứ sở lạ hoắc xa lắc xa lơ nào đó. Ông từ biệt núi rừng Nả Hoang. Nhưng ông để lại bản Nà Xút mấy người con không biết nói tiếng Kinh đã vĩnh viễn hoà nhập trong bộ tộc người Thẻn Hà.

Thế là từ nay mỗi lần ba lô bụi ngược rừng ta lại mất một chỗ đi lại trò chuyện huyên thuyên rồi nằm vật ra sàn nứa thiếp vào giấc ngủ thảnh thơi.

Hai ngày trôi qua. Tới ngày thứ ba thì thằng Páo dựng dậy.

“Cậu ở lại Nả Hoang trông nhà cho ta nhé.”

“Một mình ta ư?”

“Ta gọi một em gái Chỉ Xản đến ở cùng cho đỡ một mình.”

“Cậu đi đâu?”

“Bạn bè rủ sang Trung Quốc đánh một quả hàng thôi. Đón lõng cái Tết đang đến nơi rồi. Ta cần thêm tiền mà.”

“Không muốn ai đến ở cùng ta.”

“Muốn gì?”

“Cho ta sang Trung Quốc với.”

“Ta đi buôn lậu đấy.”

“Thì làm sao?”

“Ta tưởng cậu không thích đi buôn lậu.”

“Cho ta đi cùng. Ta chưa được đi buôn lậu lần nào.”

“Muốn đi buôn lậu a?”

“Muốn.”

“Lạ nhỉ.”

Bàn Kì Pháo hỉ hả phun khói thuốc lên trời.

“Cậu có bao nhiêu tiền?

“Có nhiều.”

“Tiền gì? Việt? Nhân dân tệ? Đô la?”

“Tiền Việt thôi.”

“Bao nhiêu?”

“Ba triệu.”

“Cũng tạm được. Ta hỏi tiền này của ai. Của cậu? Của vợ cậu? Hay là vay của ai?”

“Của ta. Con gái ta cho làm lộ phí đi chơi rừng.”

“Thế thì yên cái bụng rồi.”

“Tại sao lại yên cái bụng rồi?”

“Ta sẽ nhường cho cậu một kiện hàng.”

“Để làm gì?”

“Cõng hàng sang bên đó rồi lại mua hàng bên đó cõng về. Ba triệu vốn. Quay vòng một lần. Lãi hơn một triệu.”

“Tuyệt lắm.”

“Đừng hí hởn vội. Có khi mất trắng đấy.”

“Tại sao mất trắng?”

“Bị công an bắt. Bị bọn lục lâm thảo khấu chặn đường cướp hàng.”

“Mất thì thôi. Ta không cần.”

“Đúng rồi. Tiền đâu? Đưa ta đi lấy hàng cho.”

“Ta để trong ví.”

Móc ví. Cái ví rỗng không.

“Chết tôi rồi. Mất cắp tiền.”

Chưa bao giờ mất cắp tới ba triệu bạc. Choáng. Tiếc. Thộn mặt. Thằng Páo nhắm mắt. Lắc lư đầu trọc. Suy nghĩ. Nhếch mép.

“Tiên sư em gái Pắc Xế ăn cắp tiền. Thảo nào nó chuồn ngay về nhà.”

“Tại sao mày biết?”

“Biết chứ. Ta là công an mà.”

Thằng Páo cười nhạt.

“Được lắm. Ta sẽ lên tận bản Pắc Xế lấy lại tiền cho cậu.”

“Không cần đâu.”

“Cần chứ.”

“Không phải em gái Pắc Xế lấy đâu. Ta nghĩ bị móc trộm từ bến xe ở Hà Nội.”

“Cậu bênh con Pắc Xế.”
“Không bênh. Ta nhớ ra rồi. Ở bến xe Hà Nội có một thằng đội mũ bảo hiểm cứ thúc vào mông ta.”

Thằng Páo cười hì hì.

“Nói dối ngu lắm.”

“Ngu.”

“Không cần ta lên Pắc Xế đòi tiền nữa a?

“Phải.”

“Thế là ta phải chạy đi vay tiền cho mày rồi.”

“Không cần tiền.”

“Đi buôn mà không cần vốn.”

“Ta lại không đi buôn với cậu nữa. Ta muốn đi về nhà.”

“Đừng về vội.”

“Cho ta về thôi.”

“Nhớ vợ a?”

“Không nhớ.”

“Ta cũng không đi buôn lậu nữa. Ta ở lại chơi với cậu vậy.”

“Chơi với nhau đủ rồi. Cho ta về xuôi. Còn vài hôm nữa là tết rồi.”

Phải về thôi. Không có tiền thì phải quay đầu chạy nhanh về nhà. Gã đòi về nằng nặc. Thằng bạn Thố Mừ cụt chim ngồi thần mặt rít tẩu. Buồn. Không thèm nói chuyện.

Bỏ xuống dưới nhà phết phẩy thêm vài vệt sơn vào ba chữ Sướng Hết Ý trên tấm bảng hiệu. Thằng Páo mò xuống đứng sau lưng phun khói thuốc mù mịt.

“Cậu định mở cửa hiệu bán mặt hàng gì? Đưa mẫu hàng ra đây. Ta sẽ vẽ thật đúng cái mặt hàng đó vào tấm bảng hiệu này cho nó oách.”

Thằng Páo cười tủm tỉm.

“Không cần vẽ cái mặt hàng đó mà.”

“Tại sao?”

“Ta bảo không vẽ mà.”

“Bao giờ mày khai trương cửa hàng?”

“Ta còn đang chờ chủ tịch cái thị trấn Nả Hoang cấp cho giấy phép.”

“Cậu bán cái của khỉ gì mà phải có giấy phép của chủ tịch thị trấn Nả Hoang?”

“Thôi mà.”

“Động vật quý hiếm a?”

“Ta không muốn trả lời cậu.”

Hiểu rằng không nên hỏi nữa. Thằng Páo trợn mắt nhìn gã.

“Ở đến ngày mai hẵng về.”

Chiều tối. Thằng Páo lại lôi ra quán thịt thú rừng gọi hẳn một con cầy hương. Hai thằng la đà nhậu nhẹt. Tán láo một lúc thì đá sang chuyện gái. Thằng Páo hỏi.

“Cậu chê con Pắc Xế gầy ốm xấu xí phải không?”

“Không chê.”

“Chê.”

“Láo.”

“Ta biết rồi.”

“Biết cái gì?”

“Biết rằng cậu thích con gái đít to như noọng Thào Yêng.”

“Không nhắc đến noọng Thào Yêng.”

“Và cái mặt phải tròn phải trắng như mặt Thào Yêng.”

Nốc cạn bát rượu. Cau mặt. Thằng Páo cười vớt vát rồi cũng nốc cạn bát rượu. Rồi nó xoa đầu. Xoa chầm chậm. Nhẹ nhàng. Tình thân yêu ấm áp lan toả từ bàn tay nó truyền xuống đầu ta. Còn hơn những lời an ủi đường mật. Ta ngồi. Đầu trọc lốc im phắc. Không xấu hổ. Không giấu giếm. Không giả vờ. Không ngượng. Buồn ngủ.

Phải đến gần nửa đêm hai thằng mới quay về nhà. Hai cô gái váy áo xanh đỏ lùng phùng đã ngồi che ô trong bóng tối cây hồi đổ xuống trên bậc cửa. Thằng Páo mở khoá cửa lách cách. Cô gầy ốm mảnh mai theo thằng Páo vào nhà. Cô béo tốt mặt tròn mông tròn mẩy cong tếu dìu ta lên thẳng tầng trên. Say rượu rồi. Nằm vật ra sàn nhắm tịt hai con mắt thở phì phò kéo bễ rồi thiếp ngay vào giấc ngủ trong một vòng tay mềm mại ấm áp thơm nức mùi nước hoa Trung Quốc.

Ta ngủ. Quá nửa đêm choàng dậy. Đèn tối. Tiếng ngáy gừ gừ nhè nhẹ như tiếng mèo hen. Hơi thở nóng rực xa lạ phà vào mặt. Tấm thân nồng nỗng kề sát bê. Khát cháy họng. Chui ra khỏi chăn. Tìm nước uống. Có tiếng chùn chụt ở tầng dưới. Tiếng phụ nữ rên e é. Bò ra đầu cầu thang. Ghé mắt nhòm xuống. Thằng Páo. Thằng bạn Thón Mừ cụt chim. Trần truồng. Gân bắp cuồn cuộn. To bè như một con trâu mộng. Nó đang làm cái trò gì. Đang làm cái trò vục mặt vào giữa cặp đùi con gái dạng tè he trắng hếu. Chụt chụt. E é. Chụt chụt. E é. Rồi thằng Páo bỗng nhiên nhổm phắt lên. Một cái cặc to tướng. Nhựa tái sinh. Cóc vi zít. Xù xì. Gai góc. Vung lên. Dịu dàng. Âu yếm lừ lừ thụt vào giữa háng cô gái. A a a. Cô gái rú lên. Giãy đành đạch. Thằng Páo cúng rú lên. Tấm lưng to bè của nó đổ sập xuống như một sườn núi sạt lở.

Ta (zê ) nằm thẳng cẳng trên sàn. Đỉnh đầu giật nhói nhói. E mé mày cái vết thương giữa đỉnh sọ. Có cơn điên bê bết bùn bẩn nhầy nhụa đang ngọ nguậy đâu đó trong căn phòng mờ tối săn lùng ta. Ôi thắng bạn Thốn Mừ của ta ơi. Ớt cay. Vị đắng của mật sói rừng. Mật ong. Móng vuốt mèo hoang. Vết bỏng sưng tấy giữa ngực. Cuộc đời ta. Cuộc đời thằng Páo. Mơ hồ. Hao gầy... E mé cuộc đời.

Tám giờ sáng. Thức dậy. Tầng dưới tầng trên ngôi nhà nhỏ trống hoác. Sạch trơn. Chăn chiếu gấp gọn gàng. Sàn nhà không một hạt bụi. Dường như bỏ hoang vô chủ đêm qua chỉ có gió rừng ghé vào ngủ nhờ. Ngồi hút tẩu đợi thằng Páo dội nước ào ào trong phòng tắm. Mặt thằng bạn Thón Mừ cụt chim đắc ý nhơn nhơn như là suốt đêm qua hắn đi dự lễ hội nhảy lửa. Hai thằng đi ăn phở. Rồi thằng bạn Thốn Mừ đưa ra bến xe. Vẫn nhơn nhơn mặt.

“Ta để trong ví cậu chút tiền lộ phí xe cộ đi đường”

“Thằng Pháo dúi vào gầm ghế ngồi trên xe một bao tải to bự.”

“Măng rừng cho vợ cậu.”

“Thăng kiu. Ta về Hà Nộ sẽ gửi tiền lên trả.”

Thằng Pháo cười.

“Không phải trả lại tiền. Đấy là tiền công vẽ tấm bảng hiệu Sướng Hết Ý. Tiên sư em gái Pắc Xế. Con dại cái mang. Ta ngượng lắm. Bỏ lỗi cho ta. Em Chỉ Xản mũm mĩn đêm qua làm cậu vui vẻ rồi nhỉ.”

Ta gõ cốc vào cái đầu trọc của thằng bạn Thốn Mừ thay cho lời chào từ biệt. Xe nổ máy rình rình. Thay lời chào.

“Bao giờ khai trương cửa hàng thì báo cho ta lên. Ta mở hàng cho cậu để lấy hên.”

Thằng Pháo bật cười he he he.

“Cậu đâu có cần mua cái thứ hàng đó. Ha ha.”

“Ta chỉ không mua thuốc phiện thôi. Cái gì ta cũng mua. Ta sẽ là đại khách hàng. Nhưng mà này cửa hàng của cậu bán cái đếch gì vậy. Giấu như mèo giấu cứt.”

Xe giật chồm chồm. Lăn bánh.Thằng Pháo dập bùm vào thành xe.

“He he he. Về đi. Dai như đỉa. Cứ vặn hỏi mãi thôi. Hàng gì a. Con cu. Con cặc. Con bòi... Chất đống trong mấy chục bao tải vất đầy tầng dưới. Một vạn con cặc nhựa đúng hiệu mác đơ in Chi na. Tao mất buồi. Bây giờ tao lại là thằng có một vạn con buồi. He he. Sướng chưa. Thế mới nhờ vẽ cái tên biển cửa hiệu là Sướng Hết Ý. E mé mày. Cứ hỏi mãi. Thằng Kinh ngu hơn con bò.”


© 2008 talawas

Nguyễn Đình Chính sinh ngày 28.10.1946 tại số nhà 14 Nguyễn Thái Học (nhà bác sĩ Chính), Hà Nội. Ông là con trai thứ hai trong số ba người con của nhà văn Nguyễn Đình Thi (1924-2004) và bà Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga (1926-1951). Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19.12.1946), Nguyễn Đình Chính (lúc ấy chưa tới 2 tháng tuổi) và anh trai (2 tuổi) được mẹ bồng đi di tản lên Việt Bắc. Năm 1951, bà Nguyệt Nga mất vì trọng bệnh tại khu di tản, Nguyễn Đình Chính sống với bà ngoại. Năm 1955, Nguyễn Đình Chính về Hà Nội và học hết phổ thông. Năm 1965, đi bộ đội. Năm 1976, xuất ngũ, thương binh 2/4. Nguyễn Đình Chính từng công tác nhiều năm trong các lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và báo chí. Hiện ông sống ở Hà Nội.

Tác phẩm Xưởng máy nhỏ của tôi (tiểu thuyết đầu tay, 1976); Nhớ để mà quên (tiểu thuyết, viết năm 1981 nhưng đến 1998 mới được in, đã được dịch ra tiếng Pháp); Con phù du cánh mỏng (tiểu thuyết, 1986); Đêm thánh nhân (tiểu thuyết tâm đắc nhất, dài hơn 1000 trang, viết năm 1990-1992, in tập I năm 1998, dự định sẽ in tập II vào năm 2000, nhưng không được cấp giấy phép. Tháng 10.2006, Nxb. Văn Học in trọn vẹn cả hai tập dưới tựa đề mới là Ngày hoàng đạo.) Kịch bản điện ảnh (đã dựng phim): Rừng lạnh, Bãi biển đời người, Hồi chuông màu da cam, Người trên mặt sôngHòn đảo chìm xuống (không được duyệt). Duyên nợ trần gian (kịch bản sân khấu, giải thưởng Liên hoan sân khấu ở Hàn Quốc 2002) và khoảng 15 vở kịch khác, trong đó 5 vở đã được dựng và diễn trên các sân khấu Hà Nội.

 

gui bai Gửi bài này cho bạn bè    in baiIn bài