talawas chủ nhật

 
Thơ :: 27.05.2007


Trần Nguyễn AnhThơ


Tran Nguyen Anh
Trần Nguyễn Anh
Ảnh: Anh Tuấn

Một buổi chiều cuối thu năm 2004, khi tôi đang vội sắp xếp đám giấy tờ lộn xộn ở toà soạn eVăn để về sớm thì có khách đến chơi. Đó là một người lạ. Anh nói, đến không có việc gì, chỉ muốn thăm anh em eVăn... cho biết. Ngán ngẩm, tôi định bụng nói vài câu xã giao cho phải phép rồi tìm cách chuồn cho nhanh. Nhưng ý định ấy đã không thực hiện được. Vị khách lạ mặt đã làm tôi mất đứt cả buổi chiều. Khách là một người có tâm trạng bồn chồn, nhấp nhổm, tay chân luôn động đậy và miệng thì nói liên hồi kì trận. Câu chuyện kéo dài mà không có chủ đề gì, cũng không liên quan trực tiếp đến văn chương, nhưng linh tính mách bảo cho tôi biết, khách là một nhà văn. Và đúng vậy, như một nhà văn, khi được hỏi đang làm gì, anh ta trả lời: làm linh tinh. Nhưng dĩ nhiên nhà văn thì không thể chỉ làm linh tinh, bởi rốt cuộc anh ta cũng phải viết một cái gì đó, và khi đã viết, anh ta không thể cứ để bản thảo mãi trong ngăn kéo: anh ta có nhu cầu công bố tác phẩm. Cũng có thể anh ta đã có tác phẩm xuất bản và nhất định anh ta sẽ nói về nó. Vậy là tôi quyết định sẽ kiên nhẫn chờ, bởi trong mơ tôi cũng không dám tin rằng anh em eVăn có gì hấp dẫn đến mức khách phải đến xem... cho biết. Rốt cuộc, câu chuyện cũng được lái đến cách đích mà nó cần phải đến: Khách nói: "Tôi có một cái hay hay nhưng khó lắm, không biết các ông có giới thiệu được không?". Tôi hỏi: "Cái gì thế?". Khách nói: "Thơ, nhưng có lẽ không phải loại thơ như các ông nghĩ, tôi cũng không biết phải gọi nó là cái gì." Tôi phấn chấn: "Rất hấp dẫn. Vậy ông cứ đưa đây. Mà ông đã gửi đi đâu chưa?". Khách nghi hoặc: "Ông thấy hấp dẫn thật à?" Tôi biết bị lỡ lời, nhưng cũng đành nói xuôi: "Nghe ông nói... rất hấp dẫn, nhưng giá được đọc trực tiếp thì vẫn hơn". Khách có vẻ vẫn chưa tin: "Nhưng quan trọng là các ông có đăng được không, khó lắm, tôi đã đi mấy nhà xuất bản rồi, chẳng ai cấp phép cả". "Thơ ông có gì nhạy cảm không?", tôi hỏi. "Không, thơ thuần tuý thôi", khách nói, "họ không cấp phép vì họ bảo đọc không hiểu gì cả. Tôi sợ các ông cũng vậy thôi. Khó lắm". Khi nghe khách nói vậy, tôi lại bị rơi về trạng thái ngán ngẩm ban đầu. Có tác giả nào không than phiền về việc mình không được hiểu: không được hiểu đúng, không được hiểu đủ. "Tuỳ ông thôi, lúc nào thấy thoải mái, ông cứ cầm bản thảo qua đây hoặc gửi file điện tử là hay nhất", tôi nói, chẳng hi vọng gì, và cũng không nghĩ sẽ còn gặp lại khách. "Vậy cứ thế nhé!", tôi đứng dậy chìa tay cho khách, nhìn ra cửa sổ, trời đã sẩm tối và tôi cảm thấy rất sốt ruột. Nhưng khách vẫn chưa đứng dậy. Tôi không biết anh ta còn nấn ná điều gì. Nhìn anh ta có vẻ bối rối, ngượng ngập. Một hồi, anh ta ngập ngừng mở cặp lấy ra một cuốn sách mỏng: "Tôi có cuốn sách muốn tặng ông. Có nhiều chỗ tôi chưa ưng ý đâu, nhưng để tái bản tôi sẽ sửa lại. Ông cứ đọc tạm." Trời ạ!

Dĩ nhiên, tôi nhận cuốn sách: Mùa xuân nghiêng, tập kí của Trần Nguyễn Anh, Nxb. Văn học 2002. Trong thâm tâm tôi tin chắc rằng đó là một cuốn sách cực dở, như hầu hết những cuốn sách mà tôi được tặng trong những dịp như vậy. Và cũng giống như những cuốn sách khác, buổi tối tôi cũng lật qua - thì cũng muốn xem nó dở đến mức nào! Nhưng, trái với sự chờ đợi: cuốn sách không dở. Và còn một ưu điểm khác: cuốn sách không dày, chỉ hơn trăm trang khổ nhỏ nhưng đầy ắp sự kiện, hình ảnh văn học. Tôi đọc liền một mạch và khi đi ngủ, tôi nghĩ lại toàn bộ câu chuyện buổi chiều và mong gặp lại tác giả: nhà báo Trần Nguyễn Anh, cây phóng sự của báo Tiền phong, người đã đi hầu khắp các thành phố và vùng miền Việt Nam, từ cực bắc tới cực nam, từ đỉnh Phan-xi-păng tới đảo Trường Sa và lưu lại dấu ấn trong những bài kí được viết theo một phong cách chủ quan, tinh giản, chỉ tập trung chắt lọc các hình ảnh và lời nói thực sự đọng lại ấn tượng. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đọc lại cuốn sách này và vẫn thấy đó là một cuốn kí lạ.

Khoảng một tuần sau, Trần Nguyễn Anh trở lại toà soạn và đưa tôi bản thảo tập thơ in photocopy và một bản đĩa mềm. Tôi đọc, thấy thích, mặc dù phải thừa nhận rằng có nhiều chỗ không thể thâm nhập được. Gần như ngay lập tức, tôi quyết định đăng. Vấn đề là đăng thế nào và đăng vào thời điểm nào. Đấy vẫn là nỗi băn khoăn thường tình của những người làm báo văn nghệ trong nước. Thời gian đó eVăn đã bị "nhắc nhở" nhiều vì đăng một loạt tác giả "hình thức nhố nhăng" như Bùi Chát, Lý Đợi, Khúc Duy, Thanh Xuân, Phương Lan, Nguyễn Thuý Hằng... và đã có yêu cầu nên "hãm" bớt lại. Chính vì vậy chúng tôi phải đợi cho tình hình "nguội" bớt đi, đồng thời chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu để "biện hộ" cho tính hữu lí của tập thơ. Rốt cuộc, sau gần hai tháng, ngày 7.12.2005, tập thơ Mặc xanh áo em đã được lên trang. Riêng về mảng thơ, tôi rất đắc ý vì đã đăng được tập thơ này của Trần Nguyễn Anh và nhiều sáng tác của nhóm Mở Miệng và các giả trẻ Sài Gòn trong thời gian làm ở eVăn. Đáng tiếc là sau này, eVăn không giữ được kho dữ liệu cũ của mình và phần lớn những tác phẩm đã đăng đều biết mất. [1]

Trần Nguyễn Anh là người viết nhiều: tản văn, tiểu luận, phóng sự, kí, truyện,... nhưng như có lần anh tâm sự với tôi, niềm đam mê lớn nhất của anh vẫn là thơ. Gần đây anh đã tập hợp lại những sáng tác thơ của mình thành một tập, nếu in thành sách chắc không dưới 400 trang, kể cả phần thơ hình ảnh. [2] Đây là dịp tốt để tôi giới thiệu anh một lần nữa trên talawas chủ nhật.

Đinh Bá Anh

 

Trần Nguyễn Anh

Thơ

Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4


Phần 3

Lá thư của Mai


Hà Nội, hai không không năm

“cái gì đấy ?
… ấ … m”
 
I
 
x a n h à h n c h ụ c á i t t
à ơ i d à i
g h é t h ô i m à
m ộ t ch é n ớc
c h è m ộ t ô m ồ
th ơ m ờ ơ m
c ơ m ờ
 

***
 
ết ồi
ai
em
ết ăm oái ồi
 
em ết ăm oái ồi
 

***

đ… uâ … x …
th … ạ …
h… u …
… … n … ông
 


***
 
rình
r
 
rung rinh
r
 
run
r
 
rướn
r
 
rướn
r
 
rụt
r
 
rồi rồi rồi
r
 
rướn
r
 

r
 
rên
r
 
rủn
r
 
rả rích
r
 
rách
r
 
ràn rụa
r
 
ràng rịt
r
 
rạo rực
r
 
rương
r
 
ráp
r
 
răm rắp
r
 
rắn rỏi
r
 
rấn
r
 
rậm rì
r
 
rung
r
 

r
 
ra
r
 
rì rì
r
 
róc róc
r
 
rệp
r
 
ròng rọc
r
 
rộng
r
 
rốt
r
 
rơm
r
 
rớm
r
 
rúm ró
r
 
rút
r
 
reng reng reng
r
 
rút
r
 
rúc
r
 
rúc rúc rúc rúc rúc rúc
r
 
-
 
rương
r
 
rỗng
r
 
 

II
 
 
một người cha độc ác 2 3
một ác
một người mẹ gian xảo 2 3
người mẹ
 

***
 
nghiên
nghiên
nghiện
nghiến
 
miên
miến
miện
miền
 
liên
liến
liện
liên
 
yên
 
tiên
tiếc
tiệng
tiêng
 
siêng
siểng
 
liệng
 
biệt
huyên
chuyên
 
chuyến
miên
miền
 

***
 
áu
 
áu
 
áu em
 
áu
 
áu
 
áu
 
 
III
 
 
b ùng b ùng
d ùng d ùng
 
đ ùng
đ ùng
 
b ùng kh ùng
b ùng kh ùng
 
t ùng t ùng t ùng
t ùn g t ùn g t ùn g
 
nh ùng v ùng
r ùng r ùng
 
cùn g
cùng c ùn g
 
ph ùng
p hùn g
 
th ùn g th ùng th ùn g
phùn g phùn g ph ùng
 
m ùng mùn g
m ùng m ùng mù ng
 
chù ng ch ùng
ch ùng
 
hùng
ng ù ng
 

***

m.. m… m… m… m… m…
… … … … ư… ư…
… ư… …ư … ư… ư…
a…a…a…a…a…a… ..a
 

IV


… em : … bt …
… … : … bt …
… anh : … bt …
… … : … bt …


***

e.. … … … … a…
..m … … … … a…
 
quê hương … … … ơ
… … … … u …
 
… … k… … … …
ô … … … … ô
 

***


l … u … ồ … n
 

***


lên anh … …
lên em … …
ô … … …
… … … a
 
mưng mưng … …
… …. … …
… … … …
… … … …
 

V
 
 
cực nhanh
không ăn thịt đàn ông
 

VI
 
nhớ quá … anh
đục … tra hạt
em nâng … anh
nước mắt chảy trên … anh
… hát cho anh
đêm than đầy nước …
gió và sương tắm … anh
 

***
 

u
u
ê

hu hê
hờ
hờ
ế
ế
uế
 

***
 

đếm đệm đếm đêm
 
đệm đếm
đêm đếm
 
đếm đệm đêm đêm
đếm đêm đêm đệm
 

VII
 
e
eae
eeeeeee
eeeeeeeeeee
eeeeeeeeneeeeeee
eeeeeeeeeeeeeeeeeee
eeeeeeeeeeeeeeeeeeee
mmmmhmmmmmmnmm
 

***
 
ưa qua ưa về
ưa qua ưa về
 
ua
về
 
qua

 

***

u tu
u
 
u u tu
u u u
 
u
 
u u u
u
uuu
uuu
 
tu
 

VIII
 

cheng cheng
 
cheng, cheng
 
cheng.
cheng.
 
cheng – cheng
 
cheng ! cheng !
 
cheng/cheng
 
cheng_cheng
 
17, 91 % cheng
 

***
 
mnh vng đch ngc
mnh gy xc ve
 
ght xã hi
hy tot mồ hi
 
khi vi thì ming lp bp
knh tha knh tha
 
thế gii qun là qun nim về th gii
xu hổ bt an cô đc


***
 

oằn oại
oắt oán
oăm oăm
 
om
oạch

 
oe
oe
õng oi
 
òng õng
óp ọp
oan oanh
 

IX
 

 
oẻo
 
uẩy
 
ươi
 
oái
 
iêu
 

***
 

oèo
 
uổi
 
oải
 
uỷu
 
ượu
 

***
 

oáy
 
oai
 
uôi
 
oeo
 
uấy
 

***
 

ưới
 
oảy
 
uồi
 
iều
 


X
 
 

Lá thư của Mai
 
gốc đa đống rơm cầu tiêu. Trạm xá.
 

 
đ

n
g
 
th

ng
 
a
 
ch
v
ơ
 
Ma
i
 


XI
 
 
nháy mắt
nháy mắt
 
nháy mắt
nháy mắt
 
nháy mắt
nháy mắt
 
nháy mắt
nháy
 
nháy mắt
nháy


Mũi tên b (*)


đường1 khoả vui
ôin đường1 thân buồn
tháng nhớ che đường đường kín thương
- nào!

đó đó đó đó
gườm gườm gớm gườm
đó đò đó
đó gườm đò

ngược xuôi giường dường giường

nhai
nhai
nhai
nhai


***

đó là sự thật
đó là sự thật
đó là sự thật
đó là sự thật

đó là sự thật
đó là sự thật
đó là sự thật
đó là sự thật

ngủ với xoài

như
như
như
như

như
như
như
như tr


***
***
***
***

những

***







































***


nhà đi gần những người

01 niềm tin
01 niềm tin
01 niềm tin
01 niềm tin

bài thơ bè
ỗ á ỗ ỗ á á á ỗ ỗ
á á á á ồ ồ ồ ồ

đồ điên
đỏ điện
đồ điên
đỏ điện

người bà Thái.
Lưng thẳng.
Ngữ thẳng.
Bản xa suối nóng.
Tất cả đều chấm.

Người đẫy vỏ.
Không quần.
Từ bao giờ.

nhai
nhai
nhai
nhaiaiaiaiaiaiaiaiai

dùng rượu hay dùng cơm luôn?

không thể lấy chuyển
không thể lấy chuyển
không thề lấy chuyên
không thể lay chuyền

suối Mu!
tự tin lên!
anh … là …


***

ông Chom

hồi trước có ông Chom
lấy vạt áo hứng đạn giặc Pháp
che một tiểu đội
có lần
bò tót húc ông qua ba bụi tre lay
chỉ xuyên bằng đốt ngón tay
ông Chom
đ• chết
bởi giặc già

con bò tót thì sao?
nhà xa ở thay mình
3 mắt 5m 2 mắt 1m

anh

con
q
u


thở2006

đó (30.000 năm)
sướng (điên)

muốn đặt vấn đề xin sọ em

hàng thành âm cao
2002200000002200000202

văn hoá mũi tên
cuộc sống mũi tên
quê hương mũi tên
bát cơm tiếng sống

đau x 1.000
mồm: 5
miệng: lắm
tay: 6
đầu: 3
cẳng: 4
mặt: 0
lòng: 2

hương bản hương kiểm hương mục hương dịch
tiên chỉ quan viên tư văn binh bộ các chức các lái
nhiêu học ông trùm
đồng hương thượng hạ

(đồng thanh)

- bí mật
- không
- thể
- hiểu nó

ghẻ + lạnh
đẻ + điếc

tam giác
vuông
tam giác
tam giác
vuông
vuông
tam giác
tam giác
vuông
vuông

cưa chữ
dắt nhau
khúc mờ

đi
chân
2
không
tủa

á

hoá
khoá

thành ngoại ra đi khóc bởi điều gì

vĩnh cửu ngoài vùng phủ sóng

mai nổi lên
em + 30.000
mừng em lên tương lai
nhanhinhai
ngt


***
***
***

đó

m•i
m•i

sau trời
có lẽ thế
dưadưadưadưadưadưadưadưadưadưadưa
… bởi lên?

có mà đuổi cả đời ngng

mề
nề
sề

trùng đêm đứng dậy

ô ô ô chăn
chăn ô ô
ô ỗ ỗ á ỗ á
ồ chăn ỗ á ỗ á
chẵn

á
á
át
cát
á
á
á
át
cát
át
á
á

lại
lại
lại lại lại
lạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilạilại

người + đàn bà
lưng + thẳng
bên + bếp lửa

vui - 50 %

mùa + mưa
đi + về

ai mà chẳng vô sinh vài …

mộ sâu tự động
ra hướng bởi đó
giường dường giường

Bao giờ anh về bản Hà Nội?
hai vụ màu
lại
yêu
em

biết có nơi nào

(đồng thanh)
- Ai mà chẳng
- Trời sinh ra
- Dùng thuốc đánh răng nhé

thác + buồn
em + mắt

i ờ ư c
cờưi
cừiơ
cìơư
i
ư

ccưườờii

1.3. 4. số5ng6.

5m1
24
8a2
57
99

11111n77


***

nhìn đôi đêm
trùng
xe
trùng


---------------------------

b: giảm


Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4

Trần Nguyễn Anh (các bút danh: Tam Lệ, Nguyên Anh) sinh năm 1971; từng theo học ở Đại học Vinh (Nghệ An), Phân viện Báo chí và Truyên truyền Hà Nội và Viện nghiên cứu Văn hoá Việt Nam. Hiện là nhà báo ở Hà Nội và Sài Gòn.

Tác phẩm Sống với núi lửa (tuyển tập bút kí, phóng sự, Nxb. Văn học 2005), Mặc xanh áo em (thơ, eVăn 2004 - tập thơ này hiện không còn được lưu ở kho dữ liệu của eVăn), Mùa xuân nghiêng (tập bút kí, phóng sự, Nxb. Văn học 2002) và nhiều bài viết và tác phẩm in rải rác trên các tờ báo văn học điện tử và báo giấy.

gui bai Gửi bài này cho bạn bè    in baiIn bài