talawas chủ nhật

 
Văn xuôi :: 28.01.2007
Vũ Phương NghiChuyện lan man đầu thế kỷ

Phần I Phần II

Vu Phuong Nhi
Vũ Phương Nghi

Vũ Phương Nghi thuộc loại nhà văn bước vào văn đàn một cách bình tĩnh và bản lĩnh. Chỉ với tiểu thuyết đầu tay, Chuyện lan man đầu thế kỷ, một giọng văn mới và riêng đã được ấn định, một tác giả mới đã tìm được chỗ cho mình. talawas chủ nhật kỳ này xin giới thiệu tác phẩm của nhà văn có vị trí khá đặc biệt trong thế hệ nhà văn mới của Việt Nam.

talawas chủ nhật

Vũ Phương Nghi

Chuyện lan man đầu thế kỷ

(Tiểu thuyết)



Lời mở đầu

Nếu có ai đó cho rằng thế giới được số hóa và đem chuyển tải trong các đường dây internet là một thế giới ảo thì đó là sai lầm nghiêm trọng.

Phần I

Mùa thu

Lời mở đầu cho phần một Chương 1: Hủ nữ Nguyễn Kỳ Cầm Chương 2: Cuộc sống tươi đẹp Chương 3: Người và vật đều đáng yêu Chương 4: Đêm kinh hoàng Chương 5: Khi người ta đều nói thật Chương 6: Tôi là người biến thái?!

 



Lời mở đầu cho phần một

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, nước Mỹ xuất hiện một trào lưu trong giới nữ thanh niên được gọi là slash, các nữ thanh niên theo phong trào này được gọi là slasher, đó là phong trào nữ giới hình thành thói quen ghép đôi các nhân vật nam trong các tác phẩm tiểu thuyết hoặc phim ảnh mà họ yêu thích bất kể là trong nguyên tác các nhân vật nam này có khuynh hướng đồng tính luyến ái hay không.

Đó là hơn ba mươi năm trước ở nước Mỹ, ngày nay những slasher có mặt trong giới nữ thanh niên trên toàn thế giới, phát triển mạnh trên internet . Ở Trung Quốc được biết đến nhiều nhất dưới cái tên “đồng nhân nữ”, xuất phát từ tiếng Nhật “doujin” phiên âm tiếng Hán là “đồng nhân” vốn có nghĩa là để chỉ những tổ hợp người có cùng chí hướng hay cùng mối quan tâm, sau này trở thành từ để chỉ những tổ hợp độc giả cùng quan tâm đến một tác phẩm nào đó, dần dần được sử dụng rộng rãi trong giới độc giả trẻ của truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản, như vậy “đồng nhân nữ” vốn là từ chỉ các nữ độc giả cùng tham gia thưởng thức và sáng tác fanfiction cho các truyện tranh và phim hoạt hình, đến khi slasher xuất hiện và phát triển trên internet Trung Quốc thì “đồng nhân nữ” trở thành từ chuyên để chỉ những slasher này. Năm 2000 một tờ báo ở Hồng Kông lên tiếng phản đối phong trào này của nữ thanh niên và gọi những “đồng nhân nữ” này là “hủ nữ”, “hủ” chính là “hủ bại”, có ý chỉ những nữ thanh niên đã trở nên hủ bại theo phong trào này, không ngờ khi được biết đến từ “hủ nữ” này, các đồng nhân nữ đã vui vẻ nhận ngay vào mình và còn chấp nhận tự gọi bản thân là “hủ nữ”, tuy vậy “đồng nhân nữ” vẫn là một từ phổ biến hơn “hủ nữ” nhiều. Do hoàn cảnh văn hóa, tác giả quyết định dùng từ “hủ nữ” để chỉ slasher trong tiểu thuyết này, so với độc giả Việt Nam, từ thuần tiếng Hán “hủ nữ” dễ hiểu và dễ cảm nhận hơn là “đồng nhân nữ” vốn là một từ xuất phát từ tiếng Nhật và được Hán hóa tại Trung Quốc.

Nguyễn Kỳ Cầm, nhân vật chính của câu chuyện này là một cô gái Việt Nam đến Trung Quốc du học, bẩm sinh không được hoạt bát trong giao tiếp, không năng động và thậm chí thuộc dạng thanh niên chậm trưởng thành, nhưng tất cả những điều đó lại không cản trở cô ta trong việc gia nhập thế giới hủ nữ trên internet, vậy thực tế hủ nữ là gì? Các cô gái theo phong trào này có chịu ảnh hưởng gì về khuynh hướng giới tính, nhân cách và cả trong cách nhìn nhận của họ về người đồng tính luyến ái thật sự hay không? Những người đồng tính luyến ái thật sự nhìn nhận thế nào về hủ nữ? Và cuộc sống thật sự của những cô gái này ra sao?

Nguồn: Chuyện lan man đầu thế kỷ, tiểu thuyết của Vũ Phương Nghi, Nhà sách Kiến Thức và NXB Lao Động, 2006. Bản đăng trên talawas với sự đồng ý của tác giả.

Vũ Phương Nghi (1983), hiện du học ngành mỹ thuật ở Thượng Hải, Trung Quốc.

 

gui bai Gửi bài này cho bạn bè    in baiIn bài